đề ôn tập trắc nghiệm hkii - 202

[ẹc]

...
Staff member
BẮT ĐẦU TỪ TUẦN NÀY SẼ ĐĂNG CÁC ĐỀ TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP
ĐẦU TIÊN LÀ ÔN TẬP HKII
MỜI THEO DÕI

TRƯỜNG THPT MARIE CURIE ĐỀ LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM HKII
MÃ ĐỀ: 202 MÔN: SINH VẬT – CƠ BẢN
Thời gian làm bài: 30 phút


1/ Trong các phát biểu sau, phát biểu nào có nội dung phản ánh về quá trình tiến hoá hội tụ của các loài?
A Hiện tượng tiêu giảm một số cơ quan trên cơ thể
B Sinh vật sống trong điều kiện tự nhiên tương tự thì hình thành các đặc điểm thích nghi giống nhau
C Những loài khác nhau sống chung với nhau qua thời gian dài thì sẽ có nhiều điểm giống nhau
D Các loài sinh vật có xu hướng tập trung tại 1 khu địa lý nào đó
2/ Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta hay sử dụng các cơ quan thoái hóa vì:
A Đó là bằng chứng rõ rệt nhất chứng tỏ những loài này đều bắt nguồn từ tổ tiên chung.
B Cung cấp cho ta bằng chứng về phôi sinh học giữa các sinh vật.
C Giúp so sánh về giải phẫu của các loài.
D Xây dựng lại hình thái cơ quan khi chưa bị thoái hóa.
3/ Các kết quả nghiên cứu về quá trình tiến hoá đã khẳng định: đặc điểm của hệ động thực vật của từng vùng phụ thuộc vào yếu tố nào?
A Điều kiện địa lí sinh thái và lịch sử địa chất hình thành nên vùng đó
B Điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó.
C Hệ động thực vật nguyên thủy của vùng đó.
D Lịch sử địa chất hình thành vùng đó.
4/ Hai cơ quan của 2 loài khác nhau được coi là tương đồng khi chúng có những đặc điểm gì?
A Khác nguồn gốc nhưng cùng chức năng
B Ở vị trí tương đương nhau trên cơ thể
C Giống nhau về hình thái và cấu tạo trong
D Cùng nguồn gốc từ phôi, có vị trí tương đồng
5/ Các cơ quan tương đồng có những đặc điểm nào giống nhau?
A Vị trí tương tự nhau
B Cấu tạo bên ngoài
C Chức năng hoạt động
D Cấu trúc bên trong
6/ Người đầu tiên nêu ra vai trò của ngoại cảnh trong sự tiến hoá của sinh vật là:
A Darwin
B Thuyết tiến hoá tổng hợp
C Lamarck và Darwin
D Lamarck
7/ Biến dị sinh ra do thay đổi tập tính sinh hoạt của cơ quan thực chất là loại biến đổi nào?
A Thường biến
B Biến dị tổ hợp
C Đột biến
D Biến dị cá thể
8/ Theo Darwin, thì CLTN có trực tiếp tạo ra đặc điểm thích nghi không?
A Không, đặc điểm thích nghi ngẫu nhiên xuất hiện
B Không, nó chỉ tiêu diệt cá thể không thích nghi
C Có, CLTN tạo ra tính thích nghi của sinh vật
D Có, CLTN tạo ra trong thời gian lâu dài
9/ Khi giải thích sự hình thành tính thích nghi, quan niệm của Darwin khác quan niệm hiện đại ở điểm nào?
A Cá thể mang biến dị có lợi chiếm ưu thế
B Nguyên liệu tiến hóa là tình cờ có
C CLTN có vai trò chủ đạo
D Quần thể chỉ có cá thể thích nghi nhất
10/ Đột biến được xem là một trong các nhân tố của quá trình tiến hóa vì?
A Cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên
B Làm quần thể biến đổi định hướng
C Làm biến đổi tần số alen của quần thể
D Phát sinh alen mới thích nghi hơn
11/ Trong tiến hóa của quần thể hữu tính, quá trình giao phối không có vai trò nào?
A Át chế gen lặn có hại
B Phát sinh alen mới
C Phát tán đột biến trong quần thể
D Tạo ra biến dị tổ hợp mới
12/ Nếu alen lặn là có hại, thì CLTN có thể loại bỏ chúng ra khỏi quần thể khi nào?
A Tồn tại ở trạng thái dị hợp
B Nó đột biến thành trội
C Nó biểu hiện ra kiểu hình
D Tồn tại ở bất kỳ trạng thái nào
13/ Hai loài sinh học có hình thái rất giống nhau được gọi là:
A Loài giống nhau
B Loài tương tự
C Loài tương đồng
D Loài đồng hình
14/ Dựa vào tiêu chuẩn địa lí, thì quan hệ giữa voi Ấn độ và voi Châu phi có mối quan hệ như thế nào?
A Quan hệ cùng loài vì sai khác giữa chúng rất nhỏ
B Quan hệ cùng loài vì chúng vẫn được gọi là voi
C Quan hệ loài thân thuộc vì không cùng khu phân bố
D Quan hệ khác nguồn, ngẫu nhiên giống nhau
15/ Phương thức hình thành loài ít gặp ở động vật nhưng phổ biến ở thực vật là:
A Con đường địa lý
B Con đường địa lí và sinh thái
C Con đường sinh thái
D Lai xa kết hợp với đa bội hóa
16/ Phân li tính trạng trong tiến hóa lớn dẫn đến kết quả nào?
A Phân hóa quần thể gốc thành nhiều kiểu gen
B Hình thành các nhóm phân loại trên loài
C Sự phân hóa thành nhiều giống do người tiến hành
D Phân ly thành nhiều kiểu gen khác nhau
17/ Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì:
A Luôn giữ vững cân bằng
B Có chu trình tuần hoàn vật chất
C Có nhiều chuỗi và lưới thức ăn
D Có cấu trúc lớn nhất
18/ Bậc dinh dưỡng đầu tiên trong một chuỗi thức ăn thường là:
A Thực vật
B Vi sinh vật
C Nấm
D Động Vật
19/ Biểu đồ mô tả kích thước từng bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn tạo thành:
A Chuỗi dinh dưỡng
B Tháp sinh thái
C Lưới thức ăn
D Hệ sinh thái
20/ Sự truyền đạt kinh nghiệm qua các thế hệ bằng tiếng nói và ngôn ngữ thể hiện quá trình gì?
A Di truyền qua tế bào chất
B Di truyền học
C Di truyền trung gian
D Di truyền tín hiệu
21/ Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là:
A H.erectus
B H.habilis
C H.neanderthalensis
D H.sapiens
22/ Cơ thể sống dạng nguyên thủy xuất hiện đầu tiên trên trái đất thuộc nhóm nào?
A Động vật nguyên sinh
B Thực vật nguyên sinh
C Sinh vật nhân sơ
D Nấm đơn bào
23/ Các loài bò sát cổ đã phát triển mạnh nhất ở giai đoạn nào trong lịch sử tiến hóa của sinh giới?
A Kỉ Jura thuộc Đại Cổ sinh
B Kỉ Đệ tứ thuộc Đại Tân sinh
C Kỉ Than đá thuộc Đại Cổ sinh
D Kỉ Jura thuộc Đại Trung sinh
24/ Các nhân tố sinh thái của môi trường gắn bó chặt chẽ với nhau, sự biến đổi của một nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi của nhân tố khác, điều đó thể hiện mối quan hệ gì?
A Tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái
B Tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái.
C Tác động của các nhân tố sinh thái vô sinh.
D Tác động của các nhân tố sinh thái hữu sinh.
25/ Lá cây ưa bóng có đặc điểm là:
A Xếp nghiêng
B Màu xanh nhạt
C Màu xanh sẫm
D Lục lạp nhỏ
26/ Tìm ý chưa đúng trong các phát biểu sau:
A Môi trường và sinh vật luôn có mối quan hệ qua lại
B Quan hệ giữa sinh vật với môi trường là mối quan hệ 1 chiều
C Môi trường sống luôn luôn tác động đến sinh vật
D Sinh vật có thể tác động đến môi trường làm thay đổi các nhân tố sinh thái
27/ Ở cá, hươu, nai, khả năng sống sót của con non tuỳ thuộc vào:
A Số lượng kẻ thù ăn thịt.
B Thức ăn dồi dào vào mùa sinh sản.
C Cạnh tranh bảo vệ nguồn sống.
D Cạnh tranh giành thức ăn, nơi ở.
28/ Tăng trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli trong điều kiện thí nghiệm là:
A Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
B Tăng trưởng thực tế của quần thể vi khuẩn.
C Do nguồn sống thuận lợi.
D Do không có kẻ thù.
29/ Số lượng cá thể tối thiểu để quần thể có khả năng tiếp tục tồn tại và phát triển được gọi là:
A Kích thước suy vong
B Kích thước tối thiểu
C Kích thước biến động
D Kích thước tối đa
30/ Dạng biến động số lượng của quần thể xảy ra đột ngột, không theo một thời gian nhất định gọi là:
A Biến động đều đặn
B Biến động bất thường
C Biến động không theo chu kỳ
D Biến động theo chu kỳ
31/ Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Nếu bố bị bệnh, mẹ bình thường. Khả năng sinh con bị bạch tạng là
A 100%
B 25%
C 50%
D 75%
32/ Một người đàn ông mang nhóm máu A và một người phụ nữ mang nhóm máu B có thể có các con với kiểu hình nào ?
A Máu A, B hoặc O
B Máu AB hoặc máu O
C Chỉ máu A hoặc máu B
D Máu A, B, AB hoặc O
33/ Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Gen A qui định máu đông bình thường Mẹ mang kiểu gen dị hợp, bố có kiểu hình bình thường. Kết quả kiểu hình ở con lai là
A 75% bình thường : 25% bị bệnh
B 100% bình thường
C 75% bị bệnh : 25% bình thường
D 50% bị bệnh : 50% bình thường
34/ Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y thuộc loại quan hệ gì?
A Cộng sinh
B Kí sinh
C Hợp tác
D Hội sinh
35/ Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là:
A Cây tràm
B Cây đước
C Tôm sú
D Cây mua
36/ Cây kiến có loại lá phình to trong có khoang cho kiến làm tổ. Quan hệ giữa kiến và cây là quan hệ gì?
A Hội sinh
B Cộng sinh
C Hợp tác
D Kí sinh
37/ Quan hệ giữa cây gọng vó và con kiến là quan hệ gì?
A Sinh vật ăn sinh vật khác
B Quan hệ ức chế cảm nhiễm
C Quan hệ hội sinh
D Quan hệ hỗ trợ
38/ Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là:
A Cân bằng quần thể
B Khống chế sinh học
C Giới hạn sinh thái
D Cân bằng sinh học
39/ Ở bò , tính trạng lông đen ( alen Bquy định) là trội so với tính trạng lông vàng ( alen b quy định ). 1 đàn bò ở trạng thái cân bằng có số bò lông đen chiếm 36% , tần số alen B và alen b trong đàn bò trên là :
A 0,4b và 0,6B
B 0,4B và 0,6b
C 0,2B và 0,8b
D 0,2bb và 0,8BB
40/ Cấu trúc di truyền 1 quần thể TV : 50% AA : 50% aa. Giả sử quá trình đột biến và chọn lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là
A 50% AA : 50% aa
B 25% AA : 50% aa : 25% Aa
C 50% AA : 50% Aa
D 25% AA : 50% Aa: 25% aa








¤ Đáp án của đề thi 202
1_B... 2_A... 3_A... 4_D... 5_D... 6_D... 7_A... 8_A...
9_D... 10_C... 11_B... 12_C... 13_D... 14_C... 15_D... 16_B...
17_B... 18_A... 19_B... 20_D... 21_B... 22_C... 23_D... 24_B...
25_C... 26_B... 27_A... 28_A... 29_B... 30_C... 31_B... 32_D...
http://www.facebook.com/notes/lam-quang-thoi/d-on-tp-trc-nghim-hkii-202/356600200247
 
Top